Lưu trữ và bảo trì máy tính là những yếu tố cực kì quan trọng. Nó giúp chúng ta lưu được những thứ cần thiết và đừng quên bảo trì thường xuyên để kéo dài tuổi thọ của linh kiện.
1. Các thiết bị lưu trữ
Lưu trữ trên máy tính là để chỉ dữ liệu được lưu dưới dạng điện tử để bộ xử lý có thể sử dụng. Bạn có thể đo được khối lượng dữ liệu lưu trong máy tính giống như việc bạn đo nước trong bình chứa, nhưng tất nhiên là đơn vị đo khác nhau. Dung lượng lưu trữ quyết định khối lượng dữ liệu có thể được lưu trên thiết bị lưu trữ.
Dữ liệu máy tính
Một máy tính lưu nhiều loại dữ liệu và thông tin bộ nhớ của mình, cả số (0-9), chữ cái (A-Z), ký hiệu và các ký tự khác (#, {}, ‘, ~, ^). Máy tính dùng hệ nhị phân để tượng trưng cho những chữ này. Trong hệ nhị phân, chỉ dùng hai chữ số 0 và 1. Số 0 và 1 trong hệ nhị phân được gọi là bit. (chữ số nhị phân). Bit là đơn vị đo dung lượng lưu trữ nhỏ nhất. Một bộ 8 bit được gọi là byte.
- 8 bit = 1 byte
- 1024 byte = 1 kilobyte (KB)
- 1024 KB = 1 megabyte (MB)
- 1024 MB = 1 gigabyte (GB)
- 1024 GB = 1 terabyte (TB)
Lưu trữ dữ liệu
Máy tính dùng hai loại bộ nhớ dữ liệu khác nhau: lưu trữ tạm thời và lưu trữ thường xuyên. Lưu trữ tạm thời được thực hiện tại bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM). Lưu trữ thường xuyên được thực hiện tại thiết bị lưu trữ bộ nhớ chỉ đọc (ROM).
Lưu trữ tạm thời (RAM)
Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) giữ dữ liệu và lệnh cần thiết để xử lý, làm việc với máy tính và chương trình phần mềm của bạn. RAM cũng lưu tạm thời dữ liệu đầu ra trước khi nó được chuyển đến thiết bị đầu ra thích hợp (chẳng hạn như máy in). Thường thì bạn có thể tăng tốc độ làm việc của chương trình bằng cách tăng số RAM trên máy tính của bạn

RAM có thể thay đổi được. Điều này có nghĩa là nội dung trong bộ nhớ sẽ mất khi tắt máy tính. Do đó khu vực lưu trữ thường xuyên là để lưu dữ liệu và chương trình.
Lưu trữ thường xuyên (ROM)
Bộ nhớ chỉ đọc (ROM) là khu vực lưu trữ thường xuyên để lưu dữ liệu và chương trình mà máy tính không cần ngay. ROM là loại bộ nhớ xử lý lưu trữ thường xuyên dữ liệu của bạn trên máy tính.

Các chương trình phần mềm được lưu trên ROM cũng giống như các tệp mà bạn lưu. Thiết bị lưu trữ thường xuyên phổ biến nhất là ổ cứng trên máy tính của bạn.
Ổ lưu trữ tạm thời
Chỉ như là khi bạn cần một máy nghe để nghe băng cát-sét, bạn cần một thiết bị lưu gọi là ổ để ghi và đọc từ máy tính.
Các thiết bị lưu trữ thường được sử dụng gồm những loại sau:
- Ổ đĩa cứng
- Ổ đĩa mềm
- Ổ đĩa compact Chỉ đọc (CD – ROM) và ổ CD ghi
- Ổ đĩa hình số (DVD) và ổ DVD ghi

Ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng là thiết bị lưu ngoài rất đặc trưng trong hầu hết các PC. Ổ đĩa cứng được gắn với hộp máy chính từ bên trong nhưng có thể tháo ổ đĩa cứng ra khỏi máy tính.

Dung lượng lưu trữ của ổ cứng khác nhau tùy vào dung lượng ổ. Nhưng hầu hết các máy tính đều có ổ cứng chưa được vài gigabyte.
Ổ đĩa mềm
Ổ đĩa mềm là thiết bị lưu ngoài được dùng để đọc và ghi vào một đĩa mềm.
Là một thiết bị lưu ngoài để lưu khối lượng dữ liệu nhỏ. Dung lượng lưu trữ của một đĩa mềm thường là 1,44 MB. Một nhược điểm của đĩa mềm là nó dễ bị hỏng do nóng, bụi và từ trường. Chẳng hạn, một kẹp giấy từ đơn giản có thể phá hủy dữ liệu lưu trong đĩa mềm.

Vì vậy, bạn nên lưu hồ sơ quan trọng và các dữ liệu quan trọng khác trên nhiều đĩa mềm hoặc một phương tiện khác, chẳng hạn như đĩa compact. Đĩa mềm cũng được gọi là floppy hoặc diskette.
Ổ đĩa compact chỉ đọc (CD-ROM)
Ổ đĩa CD-ROM là thiết bị lưu ngoài dùng để đọc đĩa CD-ROM. Dung lượng lưu trữ của hầu hết các đĩa CD-ROM vào khoảng 650 MB hoặc 700 MB, điều này lý giải tại sao các chương trình phần mềm lớn thường đi kèm với các đĩa CD-ROM cài.
Ưu điểm là dữ liệu lưu ít bị hỏng hơn do không thể thay đổi được dữ liệu trên đĩa.
Đĩa CD ghi và ổ CD ghi
Ổ CD ghi là thiết bị lưu trữ có thể ghi dữ liệu trên đĩa CD ghi, một loại CD đặc biệt cho phép bạn xóa nội dung đã ghi và ghi lại dữ liệu vào. Ổ CD ghi có thể lưu được một lượng dữ liệu lớn trên CD. Nó cũng có thể đọc đĩa CD-ROM. Hãy nhớ rằng CD-ROM và CD ghi là hai loại phương tiện khác nhau, chúng chỉ trông giống nhau mà thôi. Thường hay gọi chung là CD.
Ổ DVD
Ổ DVD là thiết bị lưu ngoài dùng để đọc DVD-ROM, mặc dù ổ DVD cũng đọc được CD. DVD-ROM cũng giống như CD-ROM, ngoài trừ việc nó chứa dữ liệu lớn hơn(ít nhất là 4,7 GB).

Do có dung lượng lớn, DVD thường được dùng để lưu các bài thuyết trình đa phương tiện lớn và phim để có thể kết hợp được âm thanh và đồ họa chất lượng cao.
2. Các yếu tố hiệu suất cảu máy tính cá nhân và màn hình
Hiệu suất của máy tính phụ thuộc chủ yếu vào có bao nhiêu RAM trên hệ thống và tốc độ xử lý các lệnh và dữ liệu.
Tốc độ của Bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý là bộ phận trong hộp máy chính thực hiện chính việc xử lý dữ liệu. Bộ vi xử lý có thể xử lý 8, 16, 32 bit dữ liệu một lúc. Bộ xử lý 8-bit chỉ có thể xử lý từng byte dữ liệu một lúc. Bộ xử lý 16-bit có thể xử lý 2 byte dữ liệu một lúc trong khi con chip 32-bit có thể xử lý 4 byte dữ liệu.
Nói chung, PC 16-bit sẽ chạy nhanh hơn 8-bit, 32-bit sẽ chạy nhanh hơn 8-bit và 16-bit. Việc truyền dữ liệu giữa bộ vi xử lý, bộ nhớ và thiết bị ngoại vi được thực hiện thông qua bus. Hầu hết các loại bộ xử lý hiện nay dùng 32-bit, nghĩa là 32-bit dữ liệu có thể được tải đi cùng một lúc. PC có bus 64-bit cũng có nhưng chưa phổ biến.
Dung lượng lưu trữ của RAM
Số RAM cần thiết tùy thuộc vào chương trình bạn chạy trên máy tính của mình. Hiệu suất hợp lý hiện nay thường cần tối thiểu là RAM 128 MB. Nếu bạn muốn chạy một vài chương trình cùng một lúc với các tệp văn bản lớn, bạn cần phải tăng số RAM. Tăng dung lượng lên 256 hoặc thậm chí vài GB có thể tăng đáng kể hiệu suất máy tính của bạn. RAM trở nên ngày càng rẻ trong thập niên vừa qua, do đó tăng số RAM trên máy tính thường là khoản đầu tư tiết kiệm để nâng cao hiệu suất của bạn.
Tốc độ đồng hồ
Tốc độ cơ bản mà máy tính vận hành được gọi là tốc độ đồng hồ. Tốc độ càng nhanh, bộ vi xử lý thực hiện xử lý các lệnh và dữ liệu càng nhanh. Tốc độ đồng hồ được biểu thị theo megahertz (MHz) hoặc gigahertz (GHz).
Các yếu tố hiệu suất của màn hình
Độ phân giải màn hình là đặc điểm chủ yếu của màn hình máy tính và được nhắc đến với số điểm ảnh mà màn hình có thể hiển thị trên một diện tích nhất định. Để đọc được tài liệu dễ dàng hơn trên màn hình, thường thì bạn có thể điều chỉnh độ phân giải màn hình của bạn. Số điểm ảnh càng cao nghĩa là nhìn càng rõ trên màn hình.
Một đặc điểm quan trọng nữa là tần số đọc. Nó quy định số hình ảnh có thể được ghép với nhau trong một giây. Tần số càng cao nghĩa là càng ít áp lực lên mắt con người. Nếu bạn muốn nhìn vào màn hình máy tính trong 45 phút hoặc hơn, hãy dùng tần số tối thiểu là 72 Hz.
3. Bảo trì máy tính
Một điều quan trọng là phải thường xuyên bảo trì máy tính để đảm bảo hiệu suất ổn định và độ bền của các bộ phận khác nhau.
Các biện pháp an toàn chung
Nên làm:
- Giữ máy tính trong môi trường mát, khô và không bụi.
- Tắt máy tính và tắt màn hình, hộp máy chính và máy in trước khi tắt nguồn điện chính.
- Hãy đậy dàn máy lại vào cuối ngày.
- Dành một khoảng cách giữa máy và tường đủ để không khí lưu thông.
- Nối máy tính của bạn vào một nguồn lưu điện liên tục (UPS) nếu có thể. UPS gồm một pin có thể dự trữ được nguồn điện trong một thời gian nhất định sau khi mất điện. Khi bị mất điện, máy tính của bạn vẫn có thể tiếp tục hoạt động được một lúc. Trong thời gian đó bạn có thể lưu các dữ liệu chưa lưu và tắt máy theo đúng cách. Nếu không có UPS, máy tính sẽ tắt đột ngột khi mất điện và những dữ liệu chưa lưu sẽ bị mất.
Không nên làm:
- Không được để mọi người ăn uống gần máy tính. Nước đổ ra bàn phím sẽ là rắc rối phổ biến và thường dẫn đến hỏng bàn phím.
- Không để máy tính của bạn dưới ánh nắng trực tiếp để tránh hỏng do quá nóng.
- Không để nam châm gần máy tính. Đĩa mềm và đĩa cứng là thiết bị lưu trữ từ và có thể bị mất dữ liệu.
- Không được cố mở màn hình và hộp máy chính. Không được sờ vào các bộ phận bên trong. Có thể gây nguy hiểm cho bạn.
Bảo trì hộp máy chính
Bảo trì hộp máy chính thường xuyên là một thói quen tốt để đảm bảo độ bền và tránh những vấn để hỏng hóc không nhất thiết.

Nên làm:
- Dùng đĩa mềm, CD và DVD một cách nhẹ nhàng.
- Đóng ổ trước khi tắt máy tính. Để làm như vậy trên Windows XP, nhấn bắt đầu và sau đó nhấn Tắt máy.
Không nên làm:
- Không được đóng máy tính khi chưa đóng hết các ứng dụng đang chạy.
Bảo trì bàn phím
Các phím trên bàn phím rất nhạy. ẤN mạnh hoặc bụi bẩn lên phím có thể gây hỏng mạch bên trong.

Nên làm:
- Vệ sinh bàn phím thường xuyên.
- Dùng máy hút bụi cầm tay nhỏ để hút bụi trên bàn phím.
Không nên làm:
- Đừng đập phím mạnh.
- Không ăn uống khi dùng bàn phím.
Bảo trì chuột
Bi chuột bên trong chuột giúp chuột theo dõi di chuyển. Khi chuột đi qua bề mặt bẩn, bụi bẩn sẽ tụ lại vào bi và ba bánh xe. Nó ảnh hưởng đến độ chính xác mà con trỏ chuột đi theo chuyển động của người sử dụng. Thiết bị chuột và đệm chuột phải không được để bụi và bẩn.

Nên làm:
- Dùng đệm chuột.
- Nếu không có đệm chuột thì đặt chuột lên một mặt phẳng sạch.
Không nên làm:
- Đứng kéo dây cáp chuột.
- Đừng để chuột ở nơi có độ ẩm cao.
Vệ sinh chuột
Để tránh bụi tụ vào quanh bi chuột bạn phải vệ sinh chuột thường xuyên.
Vệ sinh chuột:
- Tắt máy tính và tháo chuột ra.
- Lau sạch bụi ở mặt dưới chuột.
- Mở nắp dưới của chuột bằng cách xoay người chiều kim đồng hồ.\
- Cẩn thận lấy bi chuột ra.
- Dùng khăn hoặc giấy mềm lau bụi bám trên bi.
- Cẩn thận nhặt bỏ các hạt và bụi bám trên bánh quay xe trong chuột.
- Đặt bi chuột lại vào chỗ cũ.
- Đóng nắp lại bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ.
- Cấm chuột lại và bật máy tính lên.
Hiện nay, công nghệ ngày càng đổi mới nên rất ít sử dụng chuột bi. Hầu hết đều đã chuyển qua dùng chuột quang, chuột bluetooth,… Vì vậy việc dọn vệ sinh là khá dễ dàng và nhanh chóng.
Cảm ơn các bạn đã xem.
Tăng tương tác tại: Like Sub Ngon Giá Rẻ